Wednesday, November 23, 2022

bà Phạm Thị Quế - BÀI THUỐC GIẢI CẢM.

BÀI THUỐC GIẢI CẢM.

Hôm rồi thằng cháu nội được bố nó cho đi chơi. Sau khi dãi nắng cả ngày ở biển, tối về thằng bé bị cảm, sốt đến 40 độ.

Khi bị cảm:

1) Nếu cảm nóng: Lấy lá tre lá tía tô đun nước uống.

2) Nếu cảm lạnh: Lấy lá tía tô đập củ gừng nấu lấy nước uống. Xay gừng ra đánh cảm vào xương sống và cổ gáy. Chân tay.

Thuốc giải độc khi bị cảm. 

1 - Lấy 1 nắm lá nhọ nồi và một năm lá diếp cá nếu cảm lạnh cho thêm vài lát gừng. Xay nhỏ lọc lấy nước cho thêm chút đường và mật ong để uống. Uống một lúc người bênh sẽ nôn. Và thải chất độc ra. Bệnh sẽ thuyên giảm.

2 – Lấy lá khúc tần vỏ quả bưởi hoặc lá bưởi và một nắm muối to. Tất cả gói lại cho vào lò vi sóng quay cho nóng. Khi hỗn hợp khúc tần, lá bưởi, muối đã nóng, dùng hỗn hợp đó đánh dọc xương sống lưng lên. Rất tốt nhé. Chứ cứ trông vào thuốc tây không ăn thua gì đâu rất lâu khỏi.

Quế Hằng

24 Tháng Mười Một 2022



Friday, November 18, 2022

Quế Hằng - Mẹ tôi đi CHỢ GIẦU

 


MẸ TÔI ĐI CHỢ GIẦU

Quế Hằng

Chợ Giầu đón khách thập phương

Mẹ tôi mấy chục dặm trường cũng qua

Mua ngô làm bánh làm quà

Thay cơm nuôi cả đàn gà lũ con

Đôi chân dẵm vẹt đường mòn

Mua ngô Giầu có cho con nên người

Bây giờ mẹ đã lên trời

Nhờ ngô, con mẹ trên đời vẻ vang

Có người giầu, có kẻ sang

Đôi bàn chân mẹ in ngàn bước lo

Luyện tôi như thép qua lò

Đôi bàn chân mẹ qua đò qua sông

Con mẹ nên bà nên ông

Nhờ ngô góp sức góp công tháng ngày

19/ 11/ 2022


MẸ TÔI ĐI CHỢ GIẦU

Quế Hằng

Vừa rồi tôi về quê. Khi từ quê lên Hà Nội con trai nói: "Con có việc phải qua chợ Bến mẹ ạ. Đi đường mới biết muốn đến chợ Bến phải qua chợ Giầu. Tôi Chợt nhớ ra:

Ngày còn bé khoảng 11 tuổi. Mẹ tôi cùng mấy bà trong làng cứ nửa đêm đã rủ nhau đi chợ Giầu mua ngô chống đói. Gần tối lũ trẻ chúng tôi tay nải đòn gánh đi đón mẹ. Đến chợ Đầm mẹ con hẹn hò chờ nhau ở đấy. Các mẹ san cho các con mỗi đứa chừng 10 kg, để chúng tôi gánh. Nhẹ đỡ cho mẹ phần nào. Các mẹ các con vui ríu rít. Ngày mai lại có ngô hầm ăn sung sướng lắm. 

Khi qua chợ Giầu tôi đau xót trong lòng vô hạn. Trời ơi bây giờ đường xá thuận lợi không qua đò mà đến gần 40 cây số. Vậy ngày xưa các cụ chân đất đi quanh co qua các làng chờ đò qua sông thì chân các cụ thế nào đây. Vậy mà ngày hôm sau mẹ tôi vẫn đi làm bình thường. Không biết chân cụ được tôi thành thép rồi sao.

Nên tôi viết bài thơ này.

(Có lẽ tên chợ là chợ Dầu nhưng từ bé tôi đã hiểu là chợ Giầu nên tôi cứ mặc định như  vậy.)

19 11 2022


Chú thích:

* Chợ Dầu - Xóm 1, Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam.

Từ Đồng Du đi bộ đến chợ Dầu là 31km.

* Chợ Bến, Cao Thắng, Huyện Kim Bôi, Hòa Bình.

* Chợ Bầu, Phủ Lý - Hình như chợ đã bị đổi mất tên.

Từ Đồng Du đi bộ đến chợ Bầu là 15km.  



Tuesday, November 15, 2022

Mình chỉ biết làm toán lớp 1 thôi

Năm 2019, nếu chúng ta còn nhớ, khi nói đến chuyện dân số, hầu như tất cả chúng ta đều nói “ngoài kia có 7 tỷ người”.

Từ năm 2020, dịch cúm tàu chệt chết như “ngả dạ”. Không ai nói ngoài kia 7 tỷ người, họ chỉ ngồi đếm số người chết, giống như chơi trò ô ăn quan (thủa nhỏ của tôi).

Đùng một cái hôm qua (ngày 16 tháng 11 năm 2022) người ta nói “đã có 8 tỷ người”.

Nhanh thật!

Làm toán lớp 1:

Với 8 tỷ người, thì chắc là có khoảng 4 tỷ là giới tính “nữ”.

Trong 4 tỷ nữ đó, giả sử 40% trong đó là quá tuổi sanh đẻ và chưa đến tuổi đẻ, thì sẽ có 2.4 tỷ người đang ở độ tuổi sanh đẻ.

Trong 2.4 tỷ nữ đó, giả sử có 20% là những người thuộc giới tính thứ 3, vậy thì sẽ có 1.92 tỷ là chính nữ đang trong độ tuổi sanh đẻ.

Trong số 1.92 tỷ đó, giả sử sẽ có 50% những người không muốn lập gia đình hoặc không muốn sanh con, hoặc đã có con và không muốn đẻ nữa, thì sẽ có 0.96 tỉ chính nữ đang trong độ tuổi sanh đẻ và sẵn sàng đẻ.

Với 0.96 tỷ phụ nữ sẵn sàng đẻ thì sẽ nhanh có 9 tỷ người lắm!

 


Có một lần đứng trên lớp, Hà Nam Ninh nói với trò:

-        Gần như cả cuộc đời chúng ta đang đi làm để tạo ra những thứ không thực sự là của cải vật chất.

 Đám trò xì xầm rồi một đứa nói:

-        Thầy nói thế nào ấy, có vẻ sai!

Ninh trả lời:

-        Khi tôi bằng tuổi các trò, tôi chỉ thấy cái điện thoại trong phim khoa học viễn tưởng. Chẳng có nó, tôi chẳng thấy thiếu. Nhưng nếu một ngày không có cơm ăn là không thể chịu nổi. Thanh niên các cậu bây giờ, cần rất nhiều thứ phải không? Nào là điện thoại, nào là laptop, nào là xe đẹp, nào là quần áo hàng hiệu, nào là một cô bạn gái xynh như búp bê… Thế nhưng như tôi nói ở trên, của cải vật chất thực sự chỉ là những hạt gạo, ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả, và chút ít tơ lụa để làm ra vải. Bởi vì quần áo chỉ cần mặc kín đáo vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông, thế nên không cần quá nhiều phải không? Các thứ khác mà các cậu đang sở hữu, không có nó, các cậu không chết được.

-        Thế nhưng cả đời chúng ta chỉ mải mê làm ra những thứ không cần thiết và chúng ta luôn coi nhẹ những người nông dân. Có bao giờ các cậu tự cảm thấy trong lòng rằng “xin cảm tạ những người nông dân” không? – có lẽ là không đâu nhỉ?

-        Những người nông dân mới thực sự là những người đang nắm giữ cái nguồn sống của nhân loại này. Vậy mà dường như chúng ta đối xử với họ quá tệ! Của cải do họ sản xuất ra luôn rẻ nhất. Ai ai cũng không bao giờ thấy rằng cần phải nâng giá lương thực lên cho xứng tầm, hoặc cho dù không nâng giá thì cũng không thấy cần phải cảm tạ người nông dân. Ở phía ngược lại thì chúng ta lại sẵn sàng trả một mớ tiền cho một sản phẩm công nghệ. Tôi cũng không hiểu bằng cách nào đó mà những kẻ nào đó đã nhồi vào đầu của nhân loại rằng “sản phẩm của công nghệ mới là những thứ đáng quí và đáng được chi tiền mà không cần phải nghĩ”…



Phạm Thị Quế - Vô cảm

VÔ CẢM!

Quế Hằng

Hàng ngày tầm 16 h 30, tôi đi đón 2 đứa cháu ở trường mầm non.  Giờ cao điểm và cổng trường là điểm đen của trẻ con và bà già. Người xe qua lại rất đông - là cổ của chiếc nút chai mà. Nhưng không bao giờ có người làm trật tự chốn này. Mạnh ai người đấy qua đường luật đè lên luật.

Hôm qua tôi đã tìm cách để sang được cổng trường. Bỗng thấy gai gai bên mang tai, tôi quay sang nhìn: Thấy một ông già tầm 70 tuổi mặt mày bầm tím, những vết máu dính trên tay, trên má.

Ông đang phân bua gần như van xin một trung niên chừng 40 tuổi, bên cạnh một chiếc ô tô. Hình như ông già ngã xe và đâm vào ô tô anh ta (có thể do già nên chân tay không còn theo cái đầu nữa). Không biết “con chuột có làm rụng chiếc lông nào của con voi” không thì thôi không biết. Tôi động lòng thấy thương ông già. Có lẽ vì cùng cảnh già nua như nhau. Tôi quay lại nói với anh kia. 

"Thôi bác ạ. Ông cụ đang đau rồi! Mặt mày bầm tím và những vết máu. Nếu có làm xây xát xe của bác thì cũng vẫn là sắt thôi. Tiền có thể chữa được. Còn ông cụ đang đau lắm! Để ông cụ về rửa vết thương kẻo nhiễm trùng. Tuổi cao rồi chuyện gì xảy ra ko biết được đâu."

Anh ta vẫn rất gay gắt. Tôi lại nói thêm.

"Thôi bác, mọi thứ đều to, nhưng con người là to nhất, tôi xin bác."

Lúc này anh ta mới quay ra nói với ông cụ. "Ông phải rút kinh nghiệm" và tha cho ông cụ đi.

Tôi đi vào trường. Lòng lẩm bẩm.

Còn rút kinh nghiệm gì nữa, già thế rồi, cụ có thể đem kinh nghiệm đi bán được rồi ấy chứ. Việc ngã thì ngã thôi phải đâu thiếu kinh nghiệm mà phải học người đáng tuổi con mình. 

Chua chát sự đời. Vậy mà không một ai tham gia góp ý. Không biết chuyện giữa ông già và anh trung niên ấy đã xảy ra từ bao giờ. Tôi thấy tự hào vì hóa ra mình già đến mức ko còn biết sợ gì nữa.

15 tháng 11 năm 2022



Monday, November 7, 2022

20221107 Monday Ngày 1 - Hôm nay Đức bắt đầu không ăn tối

Con trai tôi Hà Mạnh Đức tuyên bố "từ hôm nay đi vào chế độ không ăn tối!"

Tối đi làm về, con trai bảo: "Sáng mai mới nấu canh ba nhé!" - tôi "Ừ"

Được một lúc con trai bảo: "Làm thế nào để không bị cái đói dằn vặt" - tôi "uống nước thôi con"

Tôi uống 2 chén rượu (1 rượu tỏi, 1 rượu thuốc) như trong ảnh.


Tôi cũng bị cảm giác đói nó hành.

Trong nhà có sẵn nhiều đồ ăn như những ảnh dưới.


Gói bột này thì chưa phải là đồ ăn được ngay.





bà Phạm Thị Quế - Tác dụng của sâm

 Tác dụng của sâm:

1) Lưu thông khí huyết.

2) Vét hết tất cả mọi thứ thừa thãi trong cơ thể để biến thành năng lượng.

Vì vậy nên uống sâm vào buổi sáng. Uống để đi làm.

Người trẻ khỏe thì không cần dùng sâm. 40 tuổi trở ra có thể bắt đầu dùng. Người già thì nên dùng sâm vừa bổ trợ sức khỏe, vừa không bị thừa những thứ không cần thiết trong máu.

Không nên uống buổi tối.

LAO ĐỘNG


bà Phạm Thị Quế - Cách gieo hạt giống

 Cách gieo hạt giống.

Đầu tiên phải làm đất kỹ. Phơi cho khô đất ít nhất sau khi cuốc đất khoảng 1 tuần hãy gieo. 

1. Làm đất nhỏ cho phân lót . Gồm phân hữu cơ và phân hóa học. nếu có nhiều phân hữu cơ thì ko cần. phân hóa học. trộn đều vào đất. Nhớ làm đất để luống khum như chiếc đáy thuyền, sẽ thoát nước cây ko bị chết vì đọng nước.

2. Hạt giống  cho vào nước ngâm độ 5 tiếng rồi cho vào mảnh vải nhỏ để ẩm 1 ngày hãy gieo. 

3. Gieo xong lấy lưới đậy tìm một chiếc bao nào đấy nó thấm nước Đậy rồi hãy tưới nước hạt sẽ ko bị dí sau đó đậy thêm một lớp kín để kích thích nẩy mầm.

4. Tùy loại hạt có loại nhanh mọc có loại lâu. Hạt cải bó xôi ít nhất 5 ngày mới có mầm. Khi nẩy mầm hãy mở lớp đậy kín ra để lớp lưới thêm ngày nữa hãy mở. Cứ tưới nước đến khi thấy lá lên lá chính hãy bắt đầu tưới phân. Tưới loãng thôi. Tưới phân xong phải tưới lại bằng nước sạch để rửa lá. Thì rau ko bị hỏng. 



Monday, August 1, 2022

Làm sao nhìn nhận đúng một hành vi tâm linh

Bài viết này ý nói là chê đạo gì đó ở dziệt nôm xì xoạp khấn vái cầu xin... mà dân vẫn hay quen mồm gọi là "đạo Phật", hay một đạo khác được gọi là "đạo Mẫu", hoặc một đạo khác nữa là "đạo thờ Đức Cha", hoặc một đạo khác nữa là "đạo thờ Thần"...

Tuy nhiên, vì dân dziệt nôm cũng loạn xì ngàu đức tin nên đôi khi ở cùng một khu vực tín ngưỡng thì có đủ các ban thờ Phật, Mẫu, Cha, Cô, Cậu, Thần, rồi có luôn cả ban thờ ông Minh nữa.

Chính từ cái đức tin loạn xì ngàu đó nó sẽ dẫn tới cái việc xả rác tùm lum thôi.

Còn nếu, đạo Phật mà đúng thật luôn cái đạo mà ông cụ THÍCH CA sáng tạo ra thì hẳn cũng sẽ đẹp đẽ vô cùng.

Tiếc là đạo Phật đã thất truyền từ hơn 2000 lẻ vài trăm năm trước, ngay sau khi người đệ tử cuối cùng của ông cụ THÍCH CA biến mất trên cõi trần ô trược.




Sunday, May 8, 2022

Thần tượng suốt đời của tôi - Cha tôi

 

Thần tượng suốt đời của tôi - Cha tôi


Ảnh cụ ngoại và ông nội của Mún và Đức

Cha là một người hiền lành, cương nghị và giàu tình thương. Cha tôi có nhiều nghị lực lắm, nhưng lại cũng là người rất giàu tình cảm.
Tôi xem nhiều câu truyện, và nhận thấy rằng: hầu hết anh em trong nhà đều có nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, nguyên nhân của mâu thuẫn thì cũng rất đa dạng, đôi khi do người này được nuông chiều hơn người kia, đôi khi chỉ là con bà cả thì làm anh còn con vợ bé phải chịu thiệt...
Nhưng khi nhìn cách đối xử giữa các cô các chú trong nhà tôi thì tôi thấy một sự đoàn kết yêu thương mật thiết. Nguyên nhân cũng chính là do cha của tôi. Mọi việc cha đều đối xử rất tự nhiên bằng tình cảm tự đáy lòng mình, cha không hề có sự phân biệt giữa các cô các chú, dù là em cùng cha khác mẹ cha vẫn đối sử rất mực yêu thương, chính vì vậy các cô chú cũng học được tình thương đó của cha.
Chú của tôi là một sĩ quan quân đội, chú là em khác mẹ của cha, chú kể lại với tôi rằng: "Làng mình, hiếm có nhà nào nhiều chữ như nhà ta, tất cả cũng là nhờ cha của cháu. Chính tấm gương vượt khó vươn lên quyết tâm vào đại học của cha cháu đã giúp cho tất cả các cô, các chú phía sau noi theo."
Chú cũng nói rằng: "Cha cháu cũng là một người anh cả tuyệt vời trong việc đoàn kết mọi người trong nhà". Rồi chú kể: Hồi trước khi chú còn chưa đi bộ đội, chú đang học năm thứ nhất trường Đại học Nông nghiệp, lúc đó cha đã đi làm kỹ sư ở vùng mỏ ngoài Cẩm phả, những năm đó đất nước vẫn còn nghèo lắm. Chú đi học ĐH mà chỉ có duy nhất một cái quần, miếng vá thì không cần phải đếm, mỗi lần muốn giặt thì phải chờ ngày nắng to lúc giữa trưa khi mọi người nghỉ trưa cả thì chú tranh thủ giặt thật nhanh rồi chạy tút lên tầng thượng của khu ký túc xá để phơi quần, sau đó quần khô lại mặc tiếp. Giọng chú bùi ngùi tiếp tục: "Lần đó cha cháu đi công tác về Hà Nội, rồi ghé qua thăm chú, thương em quá, lấy trong túi xách ra một cái quần tặng cho em, cái quần ấy cũng vá "ti vi" 7 tầng" (chắc sẽ không ai biết như thế nào gọi là vá "ti vi").
Cha không những rất yêu thương các em, mà cha còn quan tâm đến cả những người ngoài thiên hạ nữa. Có một lần cha và bác Phả đi công tác, ngày ấy cả cơ quan chỉ có một chiếc xe máy Con Thỏ của Liên Xô, ai đi công tác thì dùng. Khi đi qua phà Bãi Cháy, đúng lúc phà cập bến, thì máy bay Mỹ từ ngoài biển ập đến, chuông báo động vang lên, mọi người đổ xô chạy vào hầm trú ẩn. Cha đang đẩy chiếc xe ì ạch lên dốc phà, máy bay bổ nhào ném bom, mọi người chết cả chỉ còn cha đang kẹt với chiếc xe máy và một bác thợ máy chậm chân chui lên từ dưới hầm máy của ca-nô đẩy phà, những ai vào hầm trú ấn đều chết cả, bom không nhằm đánh vào phà, cũng không đánh xuống bến phà, bom áp lực đánh trúng cửa hầm, mọi người chết vì sức ép, áo của cha cũng bị đứt hết cúc vì sức ép của bom. Sau khi máy bay đi xa rồi, cha và bác thợ máy chạy đến hầm trú ẩn để cứu mọi người ra, lúc này cửa hầm bị nút kín bởi xác người, cha và bác thợ phải kéo từng cái xác ra. Do sức ép, nên hầu như quần áo của họ đều bị bay hết, tóc và lông cũng bị nhổ trụi, da thịt bầm tím các lỗ chân lông máu tươi dịn ra. Khi cha khiêng được xác của bác Phả ra ngoài cửa hang thì trên người bác không còn mảnh vải che thân, thương bác làm ma mà không có áo quần, cha đã cởi chiếc áo duy nhất trên mình ra để mặc cho bác. Từ đó hai anh chị là con của bác Phả coi cha như chú ruột, và cha cũng thương các anh chị ấy lắm.


"Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không em? Để gió cuốn đi... TRỊNH CÔNG SƠN"
Tình cha ấm áp tựa vầng Dương
Ủ ấm đàn con bao đêm trường
Một mình cha vượt bao băng giá
Chăm sóc đàn con với tình thương
Nay bóng cha già mờ khuất núi
Để lại cho con bao vấn vương
Ơn cha con nguyện luôn phấn đấu
Tiếp bước chân cha mọi nẻo đường

Tôi viết về cha mẹ tôi

 

Tôi viết về cha mẹ tôi



Tự nhiên tôi lại muốn viết hồi kí, thật lạ! Tôi là một người bình thường, không quan sang lộc hậu, chẳng ai biết đến tôi ngoài mấy người thân thích, vậy mà cũng học đòi viết hồi ký! Chắc lại do cái tính hâm tỉ độ (bạn tôi vẫn nói tôi như vậy) xui giục!

Để bắt đầu người ta viết gì nhỉ? Có lẽ tôi sẽ viết về thần tượng suốt đời của tôi - cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi là những người rất bình thường, cũng bình thường như bao người bình thường khác! Nhưng cha mẹ tôi luôn là thần tượng của tôi. Có lẽ sinh ra và lớn lên trong thời chiến thì ai cũng khổ và vất vả chứ không riêng gì cha mẹ tôi.

Ông nội tôi có 3 bà, bà cả và ông có với nhau mấy người con nhưng chẳng nuôi nổi ai cả, thế rồi bà buồn mà qua đời khiến cho ông nội tôi phải tục huyền, và cha tôi là con của bà hai nhưng lại thành ra là cả. Khi ấy ông nội tôi nghe người ta coi tướng bảo rằng: ông có tướng khắc con nên đẻ con ra cần phải nhờ người khác nuôi, qua được 2 tuổi mệnh khắc con sẽ hết. Bởi vậy ngay khi vừa sinh cho đến lúc 2 tuổi cha tôi đã không biết đến "bầu sữa mẹ" là gì. Và có lẽ trên thế giới này chỉ có cha tôi tuy không bị cha mẹ ruồng rãy nhưng là người không biết đến một giọt sữa của tình thương! Cha tôi được cụ cố ngoại nuôi bộ bằng cơm nát mãi cho đến khi hai tuổi mới quay về với ông bà của tôi. Hồi đó mà có cơ quan chăm sóc bà mẹ và trẻ em thì chắc chắn cha tôi sẽ bị liệt vào dạng "trẻ siêu suy dinh dưỡng", một đứa trẻ 2 tuổi chỉ bé như một đứa trẻ 7 tháng. Ngay từ đầu cha tôi đã còi cọc, nên sau đó cha tôi không thể khỏe mạnh và cao lớn được như những người khác,vì lẽ đó cha tôi cũng bắt đầu đến trường trễ hơn so với trẻ cùng lứa. Nhưng điểm quan trong ở cha tôi đó là một nghị lực ít thấy! Cha là người rất hiếu học. Mặc dù nhà nghèo, ông không thể chu cấp cho cha tôi bất cứ thứ gì khi cha tôi đi học, chắc vì lẽ đó mà cha tôi phải dán đoạn nhiều năm cho tới mãi khi 20 tuổi cha mới vào Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi cha còn học phổ thông thì cả tỉnh mới có một trường cấp 3. Cha không thể hàng ngày đi bộ từ nhà lên tỉnh, bởi vậy cha phải trọ lại trên tỉnh, một tháng đi bộ về quê một lần. Mỗi lần về ông nội tôi chỉ có thể cho cha tôi 1 chai tương mà không có thêm một thứ gì khác. Một tháng, 1 chai tương, có lẽ các bạn trẻ ngày nay sẽ không ai tưởng tượng nổi! Các cô chú của tôi đã kể lại với tôi, họ rất kính phục cha và cha luôn là tấm ngương về ý chí và lòng quyết tâm vượt khó, cha luôn là một người anh cả mẫu mực và vô vàn yêu thương của họ. Các cô các chú kể với tôi rằng: để có thể sống và trọ học lại trên tỉnh, cha đã không nề hà bất cứ việc gì, từ việc vớt rong, băm bèo, hoặc vớt bùn để nắm than, đến gánh nước thuê... cha đã làm tất cả để có được miếng cơm manh áo và tiền nhà trọ học. Với thân hình nhỏ bé, nhưng ý chí thì không nhỏ chút nào, cha đã vượt qua tất cả để đạt được mơ ước học tập!


Có mẹ con thành người khéo léo
Có cha con lớn thành con ngoan
Công cha nghĩa mẹ nhiều hơn biển
Nhớ ơn cuộc đời cha đã ban
Cha dạy cho con biết kết đoàn
Đừng giữ cho mình trái tim khan
Đã truyền cho con bao nghị lực
Cả đời không hết những lo toan

Hà Hồng Tiến - Răng một ba sáu tám

 

Răng một ba sáu tám

Hà Nam Ninh đã thêm 2 ảnh mới — đang  cảm thấy đáng yêu cùng với Hồng Tiến Amelia Hà và 5 người khác.
Hồi bà nội xuống bế Đức, thấy răng con Mún "tranh nhau làm tổ trưởng", bà bảo Mún:
- Cẩn thận không là "răng chín sáu ba không" đấy!
Mún đi vào buồng, một lúc sau ra nói với bà:
- Bà ơi! Cháu tìm mãi nãy giờ chẳng thấy cái răng nào giống số 9, số 6, số 3 cả
Bà nội cười tí thì vỡ nhà!
Cả hai đứa "lovely" từ bé, chẳng hiểu sao lớn lên cái thằng nhóc lại cứ tỏ vẻ ngầu 
20/11/2017 bắt chước ông Chi kể chuyện cũ.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngủ và em bé
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, em bé
Bình luận
Lan Anh Hà Mún hồn nhiên như cô Tiên cậu nhỉ❤️
Quản lý
Minh Hue Chích Bông thì có 2 cái răng quái quỷ mọc rất cân hai bên vào phía trong vòm cơ
Quản lý
Nhan Quach Thanh Biểu hiện già nặng nề
Quản lý
Diệu Hoà · Bạn bè với Quế Hằng Quế HằngCả bà và cháu đều đáng yêu hi hii
Quản lý
Cammy Bạch Trà Mún và Gấu có bao nhiêu là chuyện đã kể mà lão
Quản lý
Hà Nam Ninh ừ, hồi đó kể bao nhiêu chuyện, giờ chúng lớn chắc tại mình bận quá!
Quản lý
Rợ Man Di · Bạn bè với Quế Hằng Quế HằngBây giờ có tập td tập thể đâu, kể cả người lớn cũng chẳng mấy ai biết 9, 6, 3, 0 là sao, nói gì cháu nho !
Quản lý
Hoan Nguyễn Cu Đức ngày bé đáng yêu thế, bây giờ lớn bướng bỉnh quá.
Quản lý

Phạm Thị Quế - 30 Tết năm 1972 (Từ Tân Hợi sang Nhâm Tí)

BA MƯƠI TẾT NĂM ĐÓ! 30 Tết năm 1972 (Từ Tân Hợi sang Nhâm Tí) Quế Hằng (Bây giờ già hay ôn nghèo, kể khổ các cụ ạ. Nhỡ Phật tô...