Saturday, June 19, 2021

Nhờ con gái và con trai nhắc mình im lặng

Mún à! hôm qua ba dặn em Đức rồi. Hôm nay ba dặn con.

Ba có một cái bệnh là cứ khi gặp người nói chuyện (bất cứ ai), là ba sẽ nói liên tục những lý luận của ba. Mà ba không ý thức được việc đó.

Chỉ khi sau khi rời khỏi cuộc nói chuyện, đi nơi khác, một mình ba mới nhận cái đó.

Mà ba thực sự không muốn bị cái thằng Tưởng trong Tâm ba nó cứ sai khiến ba như vậy mãi.

Vì vậy mỗi khi ba gặp gỡ bạn bè, người thân, người quen, kể cả là bạn con, thì ba cần các con liên tục nhắc ba là "ba đừng nói nhiều".

Dạ vầng. Vậy thì ba nên học lắng nghe. Cả nhà mình nên học cách lắng nghe! Ba nói chuyện với mẹ cứ ông nói một đằng bà nói 1 nẻo 2 người nói cùng một lúc con k hiểu sao vẫn nói chuyện đc ấy :)) Tật nói nhiều cũng là do thói ích kỉ ko có biết quan tâm đến người khác nghĩ gì hay cảm thấy gì. Chỉ muốn làm hài lòng bản thân. Ý thức được điều đó tự nhắc nhở bản thân thôi chớ cũng ko ai nhắc đc mà hiệu quả. 


Con biết đấy, ba đã dùng đủ cách từ cả chục năm nay.

Ba viết sticker dán lên màn hình máy tính, để thấy nó liên tục. Ba tạo lời nhắc trên đt từ khi còn dùng đt thoại cục gạch từ cái hồi ở cái nhà cạnh nhà bác Én ấy.

Nhưng ba đã hiểu từ lâu.

Người ta có cái nghiệp rất nặng, nó tạo ra cho người ta một cái đặc điểm gì đó từ lúc mới sanh ra.

Lúc mình thầm lặng một mình thì mình nhận diện ra được nó.

Nhưng khi mình để TÂM rời khỏi Thân, hồn lìa khỏi xác, thì chính lúc đó, mình bị cái thằng Tưởng ấy nó điều hành, mà mình không nhận ra.

Ngày xưa, những người tu hành với ông cụ Thích Ca, chính là những lúc họ mất kiểm soát như vậy, họ được nhắc nhở, thế nên ai cũng cần được một ai đó cảnh tỉnh.

Khi tu hành đến mức độ những sai lệch không thể hiện ra bằng hành vi, thì cần một người thày như ông cụ Thích Ca nhìn thấu mọi thứ, giúp nhận diện và nhắc nhở.

Đây này, đây là lúc ba không cần lí luận này.

Con nói vậy, ko có nghĩa là con sẽ ko nhắc ba.

Ý là k có gì quan trọng và hiệu quả bằng việc tự nhắc mình.

Ừ, phải nhắc ba! để ba quen dần với việc phải tỉnh táo mọi lúc, không để bị thằng Tưởng ẩn trốn trong mình nó sai khiến.

Thật ra con quen qua mấy người con nhận ra 1 điều nói đủ và chỉ nói 1 lần, ko nói lại. Thấy nói ko có tác dụng thì im lặng, kệ nta nói chán thì thôi. Nếu điều đó ko ảnh hưởng gì tới mình, ko cần thiết phải lí luận. Còn nếu điều gì ảnh hưởng tới mình và nhất quyết ko được phép thì nói. Tại vì thực ra mình nói dài nta ko nghe đâu, nói ngắn mới nghe. Và phải là người muốn nghe thì mới có tác dụng. Con người khó thay đổi, đến bản thân họ còn chẳng tự thay đổi đc thì làm sao mà mình nói lí luận mà họ đổi đc.

Ba hiểu điều đó.

Nhưng khi hồn lìa khỏi xác, ba không nhận ra nó.

Cái này áp dụng con học trong chuyện yêu đương là “không bao giờ nên thay đổi anh ta. Chấp nhận hoặc rời đi”. Áp dụng trong cuộc sống cũng vậy luôn. 

Con thì hiếm khi chấp nhận nên con toàn bỏ đi á nên con yêu mấy người mà chưa lấy chồng ấy :))

Có gia đình thì ko còn cách nào khác thì phải chấp nhận thôi vì mình yêu gia đình.


Cái đó cố gắng thôi chớ ko cách nào khác. Nói kiểu của ba mà trong công việc nta gọi là 言い訳 ấy. Là lấy cớ ấy.


Công việc nó khác, công việc là một việc cụ thể mình có làm được hay không làm được nó đều phụ thuộc khả năng của mình, nó đều là cái nông cạn ở ngoài mà mình có thể nhìn thấy và kiểm soát nó. Nếu làm được thì mình bảo mình làm được, không làm được mình bảo ngoài khả năng của mình. Kẻ không làm được nhưng lại ngụy biện rằng lý do nọ kia thì mới là kiếm cớ.


Còn về TÂM, nó có mấy mức độ:

THỌ

TƯỞNG

HÀNH

THỨC

Cái THỌ là cái nông cạn ở bên ngoài. Người ta nhờ có THỌ mà biết ngọt, biết mặn, biết vui, biết buồn, biết đọc biết viết, vân vân...

Cái thằng THỌ đó nó giúp người ta nhồi kiến thức vào đầu.

Bắt đầu từ thằng TƯỞNG trở đi, thông thường là người ta đã không hề biết được sự tồn tại của nó.

Người ta thường bị thằng TƯỞNG nó điều hành vì đa số mọi người đều bị HỒN lìa khỏi XÁC.

Chỉ có người nào luôn chủ trì được hơi thở, luôn giữ được TÂM ở trong THÂN thì mới không bị thằng TƯỞNG nó điều hành.

Ví dụ như này là không bị Tưởng nó điều khiển: "Mình có việc cần làm và mình chăm chú làm cho xong việc đó".

Còn như này là bị Tưởng nó hành: "Mình có công việc, mình làm cho xong tốt việc này, với công lao của mình, sếp chắc sẽ tăng lương cho mình."

Nhưng có nhìn thấy nó hay không lại còn phụ thuộc vào công phu tu tập.

Hai cái thằng Hành và Thức, nó còn ở sâu hơn nữa, và gần như hiếm người nhìn thấy được nó.


No comments:

Post a Comment

Phạm Thị Quế - 30 Tết năm 1972 (Từ Tân Hợi sang Nhâm Tí)

BA MƯƠI TẾT NĂM ĐÓ! 30 Tết năm 1972 (Từ Tân Hợi sang Nhâm Tí) Quế Hằng (Bây giờ già hay ôn nghèo, kể khổ các cụ ạ. Nhỡ Phật tô...